ĐĂNG KÝ THẤT NGHIỆP,
CHUYỂN HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
I. ĐĂNG KÝ THẤT NGHIỆP
1. Thời gian đăng ký thất nghiệp
Trong thời hạn 7 ngày (tính theo ngày làm việc), kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm, chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV để đăng ký thất nghiệp.
Ngày thứ nhất trong thời hạn 7 ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV.
Những trường hợp NLĐ đăng ký thất nghiệp quá 7 ngày theo quy định nhưng nhiều nhất không quá 30 ngày (tính theo ngày dương lịch) kể từ ngày hết hạn đăng ký thất nghiệp theo quy định được đăng ký thất nghiệp và giải quyết hưởng BHTN nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Ốm đau, thai sản có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;
- Bị tai nạn có giấy xác nhận của Bệnh viện cấp huyện, tương đương trở lên hoặc xác nhận của cảnh sát giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông;
- Do thiên tai, dịch họa có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo đơn đề nghị của NLĐ.
Ví dụ 6:
Ông Nguyễn Văn A chấm dứt HĐLĐ với công ty X từ ngày 03 tháng 01 năm 2011 (thứ 2). Ngày thứ nhất trong thời hạn 07 ngày đăng ký (tính theo ngày làm việc) là ngày 04 tháng 01 (thứ 3) Ngày thứ bảy trong thời hạn 07 ngày đăng ký (tính theo ngày làm việc) là ngày 12 tháng 01 năm 2011 (thứ 4).
Như vậy, thời điểm cuối cùng để ông Nguyễn Văn A phải đến đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi ông A làm việc là trong ngày 12 tháng 01 năm 2011 (thứ 4).
Lưu ý:
- NLĐ bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV trả lại thẻ BHYT cho NSDLĐ để nộp lại cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý ngay trong ngày đầu tiên bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV.
Đồng thời NLĐ đến ngay Trung tâm Giới thiệu việc làm để đăng ký thất nghiệp trong thời hạn 7 ngày (tính theo ngày làm việc).
- NSDLĐ hoàn tất các thủ tục và nộp cho Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý để tiến hành xác nhận sổ BHXH cho NLĐ, ngay sau khi nhận lại thẻ BHYT từ NLĐ bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV.
Hồ sơ gửi Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý để xác nhận sổ BHXH cho NLĐ bị thất nghiệp gồm có:
+ Danh sách NLĐ bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV theo quy định;
+ Thẻ BHYT của NLĐ bị thất nghiệp;
+ Sổ BHXH của NLĐ bị thất nghiệp.
- Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý tiến hành xác nhận sổ BHXH cho NLĐ bị thất nghiệp, ngay khi nhận đủ các giấy tờ liên quan từ NSDLĐ.
- Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trả sổ BHXH đã được xác nhận cho NSDLĐ ngay sau khi xác nhận sổ BHXH cho NLĐ bị thất nghiệp.
- NSDLĐ phải thông báo và trả các giấy tờ, sổ BHXH cho NLĐ chậm nhất trong thời gian 1 ngày tính theo ngày làm việc ngay khi NSDLĐ nhận được sổ BHXH từ cơ quan BHXH trực tiếp quản lý, NLĐ phải trực tiếp đến NSDLĐ nhận các giấy tờ và sổ BHXH.
2. Đăng ký thất nghiệp
- NLĐ phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm để được hướng dẫn và có trách nhiệm kê khai đầy đủ các nội dung trong Đăng ký thất nghiệp (mẫu số 1 kèm theo Sổ hướng dẫn) và ghi đầy đủ các nội dung vào Thông tin đăng ký thất nghiệp (mẫu số 2 kèm theo Sổ hướng dẫn).
- Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các nội dung của NLĐ kê khai trong Đăng ký thất nghiệp và trao lại cho NLĐ Thông tin đăng ký thất nghiệp
- Việc đăng ký thất nghiệp thực hiện theo quy trình sau:
Quy trình nộp bản đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm GTVL
Ghi chú
- Bước 1: Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm cung cấp mẫu Đăng ký thất nghiệp (mẫu số 01 kèm theo Sổ hướng dẫn) và hướng dẫn NLĐ bị thất nghiệp kê khai các thông tin theo mẫu.
- Bước 2: NLĐ bị thất nghiệp khai đầy đủ các thông tin trong bản Đăng ký thất nghiệp và chuyển cho cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm.
- Bước 3: Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm sau khi tiếp nhận Đăng ký thất nghiệp của NLĐ bị thất nghiệp phải có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các thông tin mà họ khai (chú ý các thông tin cá nhân) và yêu cầu NLĐ bị thất nghiệp điền vào mẫu Thông tin đăng ký thất nghiệp.
Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm chỉ nhận những bản Đăng ký thất nghiệp sau khi NLĐ bị thất nghiệp đã khai đầy đủ các nội dung theo mẫu.
- Bước 4: Sau khi tiếp nhận bản đăng ký thất nghiệp của NLĐ bị thất nghiệp cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm điền các nội dung của cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm, ký xác nhận và trao lại cho NLĐ; vào sổ tổng hợp theo dõi tình hình thực hiện BHTN (mẫu số 23 Kèm theo Sổ hướng dẫn).
- Bước 5: Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn cho NLĐ bị thất nghiệp họ hiểu rõ về thủ tục, hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ hưởng BHTN.
Phụ lục:“ 2-A”: Quy trình đăng ký thất nghiệp của người lao động bị thất nghiệp
Ghi chú:
1. NLĐ bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV trả lại thẻ BHYT cho NSDLĐ để nộp lại cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý ngay trong ngày đầu tiên bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV. Đồng thời NLĐ đến Trung tâm Giới thiệu việc làm để đăng ký thất nghiệp (trong thời hạn 7 ngày tính theo ngày làm việc).
2. NSDLĐ hoàn tất các thủ tục và nộp cho Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý để tiến hành xác nhận sổ BHXH về việc đóng BHTN cho NLĐ, ngay sau khi nhận lại thẻ BHYT từ NLĐ bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV.
3. Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý tiến hành chốt và trả sổ BHXH cho NLĐ bị thất nghiệp, chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ liên quan từ NSDLĐ.
Cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trả sổ BHXH đã được xác nhận cho NSDLĐ ngay sau khi xác nhận sổ BHXH cho NLĐ bị thất nghiệp.
4. NSDLĐ phải cung cấp bản sao HĐLĐ, HĐLV hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc xác nhận về việc NLĐ bị mất việc làm cho NLĐ chậm nhất 2 ngày kể từ ngày kể từ ngày NLĐ mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV đồng thời trả sổ BHXH cho NLĐ chậm nhất trong thời gian 1 ngày tính theo ngày làm việc, ngay khi NSDLĐ nhận được sổ BHXH từ cơ quan BHXH trực tiếp quản lý. NLĐ phải trực tiếp đến NSDLĐ nhận các giấy tờ và sổ BHXH. NSDLĐ có trách nhiệm hướng dẫn NLĐ khi bị mất việc làm, chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV để đăng ký thất nghiệp, nộp hồ sơ hưởng BHTN với TTGTVL.
Phụ lục “2-B”: Thông tin đăng ký thất nghiệp
A. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI ĐĂNG KÝ VÀ ĐỀ NGHỊ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
I. Quyền lợi của người lao động:
1. Được Trung tâm Giới thiệu việc làm cung cấp miễn phí tư vấn, giới thiệu việc làm; hướng dẫn các thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng thời gian quy định khi bị mất việc làm, chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;
3. Nhận sổ BHXH khi mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;
4. Được nhận TCTN theo quy định, trợ cấp một lần khi NLĐ tìm được việc làm, hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự;
5. Nhận thẻ BHYT do BHXHVN cấp, NLĐ không phải đóng phí BHYT trong thời gian hưởng TCTN;
6. Được hỗ trợ học một nghề ngắn hạn miễn phí thời hạn không quá 06 tháng tại một CSDN;
7. Khiếu nại.
II. Trách nhiệm của người lao động
1. Đăng ký tại Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐTB&XH khi mất việc hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV; nộp hồ sơ hưởng BHTN, xuất trình sổ BHXH;
2. Tích cực tìm kiếm việc làm (ghi chép đầy đủ các thông tin để thông báo về việc tìm việc làm theo quy định); chấp nhận việc làm phù hợp do Trung tâm Giới thiệu việc làm giới thiệu;
3. Thông báo về việc tìm việc làm trực tiếp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng TCTN một tháng một lần theo quy định trong thời gian hưởng TCTN;
4. Thông báo cho Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng TCTN khi tìm được việc làm, nhận quyết định hưởng lương hưu hằng tháng, thực hiện nghĩa vụ quân sự, ra nước ngoài định cư hoặc bị tạm giam;
5. Sẽ bị coi là vi phạm pháp luật cung cấp các thông tin sai sự thật nhằm trục lợi BHTN.
Tôi khẳng định đã hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mình.
II. NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐĂNG KÝ THẤT NGHIỆP:
1. NLĐ đăng ký thất nghiệp ngày .......... tháng ............ năm ................. tại Trung tâm Giới thiệu việc làm ............................, địa chỉ ...............................
Số điện thoại: .................................; Fax: ..............................
2. Hạn cuối cùng phải nộp hồ sơ hưởng BHTN cho Trung tâm Giới thiệu việc làm ......................... là ngày ............. tháng ............. năm ...............
Hồ sơ hưởng BHTN cần có:
- Đề nghị hưởng BHTN theo mẫu quy định;
- Bản sao HĐLĐ hoặc HĐLV đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV đúng pháp luật;
- Xuất trình Sổ BHXH đã được cơ quan BHXH trực tiếp quản lý xác nhận về việc đóng BHTN.
3. Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm tiếp nhận Đăng ký thất nghiệp:
Họ và tên:............................................
Chức vụ:...........................................thuộc Phòng Bảo hiểm thất nghiệp.
Ngày .......tháng......năm.......tiếp nhận Đăng ký thất nghiệp./.
|
Họ và tên cán bộ tiếp nhận
Đăng ký thất nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
II. CHUYỂN HƯỞNG BHTN
Trường hợp NLĐ khi thất nghiệp có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để hưởng chế độ BHTN do di chuyển nơi cư trú của gia đình hoặc về nơi ở của gia đình thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng chế độ BHTN.
1. Chuyển nơi hưởng BHTN trước khi có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
NLĐ sau khi đăng ký thất nghiệp có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để hưởng chế độ BHTN thì phải đăng ký thất nghiệp theo quy định và làm Đề nghị chuyển hưởng BHTN (mẫu số 11 kèm theo Sổ hướng dẫn) gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đăng ký thất nghiệp.
a. Trung tâm Giới thiệu việc làm tiếp nhận Đề nghị chuyển hưởng BHTN
- Bước 1: Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm cung cấp mẫu Đề nghị chuyển nơi hưởng BHTN (mẫu số 11 kèm theo Sổ hướng dẫn) và hướng dẫn NLĐ bị thất nghiệp khai đầy đủ thông tin.
- Bước 2: NLĐ bị thất nghiệp khai đầy đủ các thông tin trong mẫu Đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN và chuyển cho cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm.
- Bước 3: Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm khi tiếp nhận mẫu Đề nghị chuyển nơi hưởng BHTN phải có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các thông tin mà NLĐ viết trong đơn đề nghị; nếu các thông tin NLĐ viết chưa rõ hoặc thiếu thì đề nghị NLĐ bổ sung hoặc làm rõ.
- Bước 4: Trình giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm để ký Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng BHTN (Giấy giới thiệu thực hiện theo mẫu số 12 kèm theo Sổ hướng dẫn). Trong trường hợp không cấp được Giấy giới thiệu chuyển hưởng trong ngày thì viết giấy hẹn (dựa theo mẫu số 4 kèm theo Sổ hướng dẫn).
- Bước 5: Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm chuyển cho NLĐ Giấy giới thiệu và Đăng ký thất nghiệp, đồng thời thông báo thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ.
b. Trung tâm Giới thiệu việc làm tiếp nhận Giấy giới thiệu chuyển hưởng BHTN
Sau khi nhận được Giấy giới thiệu và Đăng ký thất nghiệp (đã đăng ký với Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi chuyển đi) của NLĐ, Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi NLĐ chuyển đến có trách nhiệm thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ hưởng BHTN, xét duyệt hưởng BHTN theo quy định tại Chương III dưới đây và NLĐ có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng BHTN theo quy định.
2. Chuyển nơi hưởng BHTN sau khi có Quyết định hưởng BHTN
Trong thời gian hưởng TCTN, NLĐ có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để tiếp tục hưởng TCTN thì phải làm Đề nghị chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 13 kèm theo Sổ hướng dẫn) gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng TCTN.
a. Trung tâm Giới thiệu việc làm tiếp nhận đơn đề nghị chuyển hưởng BHTN
- Bước 1: Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm cung cấp mẫu Đề nghị chuyển nơi hưởng BHTN (mẫu số 13 kèm theo Sổ hướng dẫn) và hướng dẫn NLĐ bị thất nghiệp khai đầy đủ thông tin.
- Bước 2: NLĐ bị thất nghiệp khai đầy đủ các thông tin trong đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN và chuyển cho cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm.
- Bước 3: Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm khi tiếp nhận đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN phải có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các thông tin mà NLĐ viết trong Đề nghị chuyển nơi hưởng BHTN; nếu các thông tin NLĐ viết chưa rõ hoặc thiếu thì đề nghị NLĐ bổ sung hoặc làm rõ.
- Bước 4: Trình giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm để ký Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng TCTN (Giấy giới thiệu thực hiện theo mẫu số 14 kèm theo Sổ hướng dẫn). Trong trường hợp không cấp được Giấy giới thiệu chuyển hưởng trong ngày thì viết giấy hẹn (dựa theo mẫu số 4 kèm theo Sổ hướng dẫn).
- Bước 5: Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm chuyển cho NLĐ Giấy giới thiệu và toàn bộ bản sao hồ sơ của NLĐ.
b. Trung tâm Giới thiệu việc làm tiếp nhận Giấy giới thiệu chuyển hưởng BHTN
Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm tiếp nhận và có văn bản đề nghị BHXH tỉnh tiếp tục thực hiện chi trả TCTN, kèm theo bản sao Quyết định hưởng TCTN của NLĐ; tiếp tục thực hiện các chế độ theo quy định cho NLĐ.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
1. NLĐ có nhu cầu chuyển hưởng BHTN vẫn phải đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi NLĐ đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV (nơi chuyển đi) theo quy định.
2. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng BHTN trong trường hợp chuyển hưởng BHTN trước khi NLĐ có Quyết định hưởng TCTN vẫn thực hiện theo quy định hiện hành là trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.