Trang chủ
Chào mừng bạn đến với công ty đào tạo kế toán Đức Huy
KHÓA ĐÀO TẠO

LIÊN KẾT
CHỦ ĐỀ TÌM NHIỀU
MÔ TẢ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CÔNG NỢ
 






MÔ TẢ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CÔNG NỢ


Công nợ là 1 mảng nhỏ trong công việc của kế toán tổng hợp. Với những công ty có mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, thì kế toán tổng hợp kiêm luôn cả việc theo dõi công nợ. Tuy nhiên,  với những doanh nghiệp có mô hình lớn thì sẽ có bộ phận kế toán phụ trách công nợ riêng. Kế toán Đức Huy sẽ chia sẻ các công việc mà kế toán công nợ cần làm.

Đối với kế toán công nợ thì phải theo dõi, công nợ phải thu, công nợ phải trả riêng:

1.      Công nợ phải thu của khách hàng:

- Phải thu của khách hàng thể hiện là công ty bạn đã xuất hàng hóa, thành phẩm cho khách hàng, hay xuất hoàn thành công trình của chủ đầu tư đã viết hóa đơn bán hàng,  đã kê khai thuế nhưng khách hàng chưa thanh toán hoặc thanh toán một phần.

- Căn cứ vào phiếu thu tiền, trên phiếu phải có đầy đủ nội dung: người nộp tiền, địa chỉ, lý do thu tiền, phiếu thu phải có đầy đủ chữ ký, dấu của bên khách hàng để hạch toán. Kế toán công nợ phải kiểm tra kỹ các thông tin trên phiếu thu.

- Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng để biết khách hàng nào thanh toán vào tài khoản ngân hàng, chứng từ này có đầy đủ chữ ký của ngân hàng nơi công ty giao dịch.

2.      Công nợ phải trả cho nhà cung cấp

Căn cứ hóa đơn mua đầu vào, căn cứ liên 2 kế toán công nợ xác định khoản phải trả nhà cung cấp là số tiền bao gồm cả thuế GTGT thể hiện bên có TK 331 bằng nghiệp vụ phát sinh.



 Nhiệm vụ cụ thể:

1. Nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận:

- Kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán.

- Thêm mã khách hàng, mã nhà cung cấp mới vào Danh mục đối với các khách hàng mới

- Sửa mã trên đối với khách hàng, nhà cung cấp có sự chuyển nhượng hoặc thay đổi.

- Vào mã hợp đồng trong Phần mềm Kế toán để theo dõi theo từng hợp đồng của từng khách hàng.

2. Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.

3. Xác nhận (Release) hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán.

4. Kiểm tra công nợ:

- Khách hàng mua hàng theo từng đề nghị và dựa trên hợp đồng nguyên tắc bán hàng đã ký, kiểm tra giá trị hàng mà khách hàng muốn mua, hạn mức tín dụng và thời hạn thanh toán mà công ty chấp nhận cho từng khách hàng.

- Khách hàng mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký, kiểm tra về số lượng hàng, chủng loại hàng hoá, phụ kiện đi kèm, giá bán, thời hạn thanh toán.

- Kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên

- Kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá hạn, số tiền PP và báo cho các bộ phận mua hàng và cán bộ quản lý cấp trên

5. Liên lạc thường xuyên với các bộ phận/ Cán bộ quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng.

6. Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hoá đơn bán hàng.

7. Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ trong và ngoài nước của các bộ phận.



8. Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ

9. Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty

10. Định kỳ làm xác nhận công nợ với các chi nhánh/công ty

11. Lập bút toán điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan của các bộ phận, khách hàng, nhà cung cấp

12. Kiểm tra báo cáo công nợ trên soft.

13. Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt

14. Lập thông báo thanh toán công nợ 

15. Lập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin chung về công nợ.

16. Kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng khách hàng, từng nhà cung cấp. 

17. Công nợ tạm ứng của cán bộ công ty/CN: 

- Hàng ngày, theo dõi hạn thanh toán tạm ứng và nhắc thanh toán khi đến hạn chi tiết theo từng đối tượng, bộ phận

- Hàng tuần, thông báo danh sách tạm ứng chung và danh sách tạm ứng từng lần quá hạn đến từng đối tượng, bộ phận.

- Cuối năm, xác nhận nợ các khoản tạm ứng với từng cán bộ, bộ phận.

18. Công nợ ủy thác: 

- Quản lý các HĐUT theo từng khách hàng: kiểm tra nội dung, vào sổ theo dõi các HĐUT khi nhận được hợp đồng.

- Khi hàng về, trên cơ sở HĐUT, tờ khai hải quan để kiểm tra, đối chiếu, tra mã hàng, vào soft, in phiếu nhập kho, hóa đơn trả hàng ủy thác. Định khoản hoá đơn, vào soft các nghiệp vụ phát sinh (phần nghiệp vụ khác).

- Kiểm tra các số liệu đã vào soft, in bảng kê chứng từ chuyển cho kế toán trưởng kiểm soát

- Nhận lại chứng từ đã kiểm soát để lưu trữ.

- Theo dõi việc thực hiện HĐUT và nhắc thanh toán khi đến hạn.

- Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá theo từng hợp đồng khi thực hiện xong.

- Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận công nợ các khoản công nợ ủy thác theo từng HĐUT, từng khách hàng, từng bộ phận.

 


HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THÔNG BÁO
Lịch Khai Giảng
Đăng ký xếp học ngay không phải chờ lớp, đảm bảo làm thành thạo khi học xong
Hướng dẫn Sinh viên thực tập
Bạn là sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán? Bạn đang băn khoăn không biết nên chọn cho mình chuy
Cung cấp nhân lực kế toán cho Doanh nghiệp
Các nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể yên tâm vào nguồn nhân viên kế toán mà Công ty chúng tôi giới th
Tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.
Lựa chọn con đường đi nhanh và hiệu quả! trên con đường tiến đến thành công...
TRA CỨU NHANH


THỐNG KÊ TRUY CẬP
Lượt truy cập:
Đang xem: 50

 

 

 

 

 

Copyright © 2012 Ketoanduchuy.vn. All rights reserved

Số 93, Ngõ 314, đường Nguyễn Công Trứ, TP. Ninh Bình
Điện thoại:
0229 3893 191      Fax: 0229 3893 191
Email:   
ketoanduchuy@gmail.com